GỌI TƯ VẤN NGAY:
093.270.4649 - 093.1010.188

Tai trái và tai phải thì tai nào nghe rõ hơn?

Một nhóm nhà nghiên cứu khoa học ở Hoa Kỳ đã nói rằng sự nghe hoàn chỉnh cần phải có độ nhạy cảm về âm thanh cũng như khả năng xử lý thông tin của não, giúp con người có thể nắm bắt được nội dung cần thiết cho mình.

Nhưng bên cạnh đó còn có cả những tiếng ồn, tạp âm xung quanh làm gián đoạn quá trình nghe khiến cho việc nghe trở nên khó khăn hơn. Vì thế để tối ưu hóa việc xử lý thông tin qua thính giác ở cả người lớn và trẻ em, các nhà khoa học khuyên nên sử dụng tai phải.

Đồng tác giả của nghiên cứu, ông Danielle Sacchinelli cho biết, càng hiểu rõ được sự cần thiết của môi trường nghe cùng khả năng nỗ lực của thính giác, chúng ta lại càng nâng cao công nghệ và kĩ năng hỗ trợ việc nghe như các bài tập luyện thính giác hay máy trợ thính.

Để chẩn đoán những rối loạn âm thanh khi nghe, các nhà khoa học đã sử dụng một loạt bài kiểm tra để nghiên cứu hoạt động của não bộ trong việc xử lý âm thanh. Những người tình nguyện viên sẽ được nghe nhiều loại âm cùng lúc với nhiều thể loại thông tin như câu từ hay số liệu. Nhiệm vụ của họ là thu thập những thông tin mình nghe được ở từng tai một và ghi lại chi tiết ra.

Kết quả cho thấy, đặc biệt là ở đối tượng trẻ em, họ nghe rõ và nhớ thông tin tốt hơn khi lắng nghe bằng tai phải.

Giải thích cho điều này, các nhà khoa học cho biết mỗi bên tai thu thập một mẫu thông tin riêng biệt, sau đó sẽ được kết hợp lại và xử lý trong toàn bộ hệ thống thính giác. Tuy nhiên, ngoại trừ trẻ em, chúng lại không thể phân tách rõ ràng thông tin từ hai bên tai.

Còn âm thanh khi vào tai phải sẽ được xử lý thông tin ở phía bên trái não, vùng điều khiển ngôn ngữ, tiếng nói và ghi nhớ. Do đó, người ta thường dựa vào phía tai phải để nắm bắt âm thanh và ngôn ngữ cho đạt hiệu quả tốt hơn.

Có một điều khiến chúng ta phải lưu tâm đến đó là liệu thính giác nhạy bén bên tai phải có được duy trì cho đến tuổi trưởng thành không. Nhóm nghiên cứu đã tiếp tục tiến hành kiểm tra thính giác của 41 tình nguyện viên trong độ tuổi 19 đến 28 và lần này họ tăng số lượng thông tin trong bài nghe lên.

 

Bản thân họ không cảm nhận được nhiều sự khác biệt trong việc thu thập thông tin giữa tai trái và tai phải dưới dung lượng bộ nhớ đơn giản của một cá nhân. Nhưng qua kết quả được ghi ra trong tờ danh sách liệt kê của những người tình nguyện, các nhà khoa học đã thấy được khả năng thu thập thông tin của não bộ tăng tới 40% khi nghe bằng tai phải.

Trong cuộc họp của Hiệp hội Âm học Hoa Kỳ ở New Orleans, Louisiana (Mỹ), nhà nghiên cứu, giáo sư Aurora Weaver nói rằng hiệu quả nắm bắt thông tin của thính giác thường không cao ở trong độ tuổi 13, điều này liên quan đến nhu cầu tiếp nhận thông tin của não bộ.

Nhưng khi lớn tuổi, chúng ta đã biết kiểm soát sự tập trung tốt hơn cùng với việc xử lý thông tin nhanh nhạy hơn nhờ sự trưởng thành và kinh nghiệm từng trải.

Chính vì sự quan trọng của thính giác ở cả tai trái và tai phải như vậy, nên khi có dấu hiệu giảm thính lực hãy đến ngay Trung tâm trợ thính Stella để được đo thính lực và tư vấn cách điều trị phù hợp

TRỤ SỞ HỒ CHÍ MINH

  • 171 Xuân Hồng, p.12, q.Tân Bình - Đầu đường XH
  • Điện thoại: (028) 3845.1910 - 3811.1910
  • Hotline: 093 1010 188
  • Email: info@trothinh.com

TRỤ SỞ HÀ NỘI

  • 23 Phương Mai, p.Phương Mai, Q.Đống Đa, Hà Nội
  • Điện thoại: (024) 35.766.306
  • Hotline: 093 270 4649
  • Email: stellahearing@gmail.com

-- CN Quận 5: 327 Hồng Bàng, p.11, q.5 - ĐT: (028) 3856.0303

-- CN quận 3: 179 Trần Quốc Thảo, p.9, q.3 - ĐT: (028) 3603.1204

-- CN Củ Chi: Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi - QL22 Nguyễn Văn Hoài, Ấp Bàu Tre 2, X.Tân An Hội

-- CN Nha Trang: 83 Nguyễn Trãi, p.Phước Tiến, Nha Trang

-- CN Đak Lak: Dụng cụ y khoa Huyền Trang - 190 Lê Duẩn, TP. Buôn Mê Thuột, Đak Lak

Máy trợ thính người già - Máy trợ thính không dây - Máy trợ thính cực mạnh - Máy trợ thính trẻ em - Máy trợ thính TPHCM - Máy trợ thính Hà Nội

dòng máy trợ thính hãng máy trợ thính máy trợ thính tphcm máy trợ thính tốt nhất trung tâm trợ thính Stella
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.