GỌI TƯ VẤN NGAY:
093.270.4649 - 093.1010.188

Điếc đột ngột – nguyên nhân và cách khắc phục – Trung tâm trợ thính Stella

Điếc đột ngột là hiện tượng mất sức nghe xảy ra một cách đột ngột và diễn biến nhanh trong vòng vài giờ đến vài ngày. Người bệnh thường phát hiện ra tình trạng này vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy.

Bệnh điếc đột ngột có chiều hướng tăng nhanh trong thời đại công nghiệp, đặc biệt có xu hướng xảy ra nhiều với người làm việc văn phòng, học sinh, những người làm việc trong môi trường ồn và công việc căng thẳng. Đáng báo động ở chỗ, bệnh đang có xu hướng gặp nhiều ở người trẻ.

Điếc đột ngột xảy ra bất kể lứa tuổi nào. Trước đây bệnh thường xảy ra ở tuổi trưởng thành và người lớn nhưng hiện nay có cả trẻ nhỏ. Có ca 6 – 7 tuổi đã bị điếc đột ngột. Phát hiện bệnh điếc đột ngột ở trẻ em thường khó hơn người lớn. Năm 2012 Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM tiếp nhận 45 ca trẻ em dưới 16 tuổi, trong sáu tháng đầu năm 2013 có 21 ca. Trong những năm gần đây, độ tuổi bệnh nhân bị điếc đột ngột từ 16 – 30 tuổi chiếm 30 – 40%, từ 31 tuổi trở lên chiếm 60 – 70%.

Số bệnh nhân bị điếc đột ngột có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây.

 

 

Bệnh thường bắt đầu một bên tai (80 – 85%), có thể cả 2 tai (15 – 20%). Triệu chứng đầu tiên của bệnh điếc đột ngột là ù một bên tai rồi nhanh chóng dẫn đến nghe kém, điếc hẳn và có thể điếc đặc. Điếc đột ngột chiếm tỷ lệ 5 – 10 ca/100.000 người, ước tính một năm có khoảng 15.000 ca điếc đột ngột mới trên thế giới.

Tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, số bệnh nhân bị điếc đột ngột có xu hướng ngày càng tăng. Nếu năm 2012 trung bình mỗi tháng khoảng 67 trường hợp bệnh nhân chẩn đoán bị điếc đột ngột thì năm 2013 là 73 ca/tháng và trong năm 2014 là 93 ca/tháng, khoảng 3 ca/ngày. Bệnh thường tăng vào những đợt hè và cuối năm. Bệnh nhân đến viện với tâm trạng lo âu hoang mang khi biết mình bị điếc “đột ngột”.

Vì sao bị “điếc”?

Áp lực cuộc sống, áp lực làm việc ngày càng tăng; học sinh sinh viên áp lực bởi chuyện học hành, thi cử; nhất là lực lượng trí thức, cán bộ công chức nhà nước làm việc bằng trí óc nhiều; những người làm ở các ngành nghề liên quan đến con số, tiền bạc như tài chính, ngân hàng, kiểm toán, thủ quỹ… Đây là những lý do mà tình trạng bệnh điếc đột ngột có xu hướng tăng trong những năm gần đây.

Nếu không phát hiện bệnh kịp thời thì bệnh nhân có thể bị điếc nặng

Điếc đột ngột nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng điếc nặng, điếc vĩnh viễn. Tuy nhiên, nhiều người không biết nên khi đến bệnh viện đã quá trễ, dẫn đến việc điều trị khó khăn, hiệu quả thấp.

 

 

Điếc đột ngột gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt và giao tiếp của con người. Nguyên nhân chính gây ra bệnh chưa được xác định, có thể do nhiều tác nhân:

– Siêu vi trùng trong các bệnh quai bị, sởi, cúm…

– Rối loạn vi tuần hoàn tai trong.

– Do bệnh tự miễn, khối u thần kinh thính giác, nhiễm độc thuốc hoặc uống rượu, hút thuốc thường xuyên.

– Do căng thẳng thần kinh, stress kéo dài, làm việc trong môi trường ồn lớn và kéo dài.

– Ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, biến chứng của cảm cúm, sốt siêu vi.

– Bị ngã, chấn thương thần kinh thính giác cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh nhân vị điếc đột ngột là do hẹp hoặc co thắt mạch máu nuôi thần kinh tai trong gây thiếu máu nuôi thần kinh thính giác, tế bào thần kinh thính giác bị thiếu oxy rất dễ bị tổn thương, thậm chí bị hủy diệt hoàn toàn. Thời gian chịu đựng tình trạng thiếu oxy của các tế bào thính giác rất ngắn, những tế bào này khi đã hỏng thì không thể hồi phục. Thực ra, nguyên nhân điếc đột ngột rất phức tạp, nhiều trường hợp để tìm được nguyên nhân cần có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa như Tai mũi họng, Nội khoa, Tim mạch, Thần kinh, Huyết học, Nội tiết, Dị ứng…

 

Điếc vĩnh viễn nếu không được điều trị sớm!!!

Vì đây là bệnh mang tính cấp cứu nên việc điều trị phải được tiến hành ngay khi phát hiện mắc bệnh. Điều trị càng sớm, hiệu quả càng cao. Nếu điều trị trong 24 giờ đầu, thính lực có thể hồi phục hoàn toàn, nếu điều trị ngay trong tuần đầu, khả năng khỏi trên 85%. Sau một tuần chỉ còn khoảng 25%, còn nếu chậm trễ sau 3 tuần có thể điếc vĩnh viễn.

Do điếc xảy ra đột ngột, nguyên nhân không rõ ràng, không có triệu chứng báo trước nên đa phần bệnh nhân tới bệnh viện muộn khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Do việc xác định nguyên nhân khó khăn nên việc điều trị điếc đột ngột chủ yếu là điều trị triệu chứng.

Do điếc xảy ra đột ngột, không báo trước nên đa phần bệnh nhân tới bệnh viện muộn.

Điều trị triệu chứng điếc đột ngột:

– Dùng các thuốc giãn mạch, tăng cường lưu thông máu.

– Dùng thuốc làm tăng cường oxy đến ốc tai, thở oxy cao áp.

– Dùng thuốc kháng viêm corticoides, chống phù nề mê nhĩ.

– Dùng thuốc an thần, nghỉ ngơi.

– Dùng vitamin nhóm B liều cao.

Điều trị nguyên nhân: Bác sỹ sẽ tìm nguyên nhân của bệnh để điều trị căn nguyên. Tuy nhiên chỉ có khoảng 10% các trường hợp bị điếc đột ngột xác định được nguyên nhân gây bệnh.

Bất kỳ ai cũng cần phòng bệnh điếc đột ngột

Để phòng tránh bệnh điếc đột ngột, bạn cần tuyệt đối không để bị chấn thương ở vùng đầu (tai); không lấy ráy tai bằng dụng cụ chung hoặc đưa vật lạ vào tai vì dễ gây viêm nhiễm và tổn thương cho tai; Tránh stress, cần có chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý; tránh những nơi có tiếng ồn lớn; Hạn chế nghe nhạc bằng tai nghe để kiểm soát âm thanh.

Mọi người cần chủ động phòng bệnh điếc đột ngột

Giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi, mang khẩu trang có hoạt tính bảo vệ khi ra đường, tránh những nơi có nguy cơ dễ lây bệnh siêu vi; Ăn uống đủ dưỡng chất, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, hạn chế rượu, bia, thuốc lá… cũng là những việc cần thiết phải làm để bảo vệ thính giác của bạn. Khi phát hiện mắc bệnh, người bệnh phải đến bệnh viện chuyên khoa Tai Mũi Họng trong vòng 24 giờ để việc điều trị đạt kết quả tốt hơn.

Những người bị bệnh nội khoa (tim mạch, đái tháo đường, huyết áp, tĩnh mạch…), các bệnh viêm nhiễm siêu vi nên điều trị tích cực và nghỉ ngơi. Không dùng các chất độc hại (thuốc lá, rượu bia, chất kích thích…).

Chúng ta cũng cần tránh không để những trạng thái cảm xúc lên quá mức (giận dữ, bực tức…), tránh làm việc trong tiếng ồn lớn quá nhiều. Khi làm việc căng thẳng, đang bị bệnh nhiễm siêu vi hay vừa trải qua cú sốc tình cảm… mà bị ù tai (có người kèm theo chóng mặt), giảm thính lực đột ngột thì phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt để bác sỹ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

 

Liên hệ ngay với Trung tâm trợ thính Stella để được tư vấn, hỗ trợ : 093 270 4649 – 093 1010 188

 

Hệ thống Trung tâm trợ thính Stella:

  • Trụ sở chính: 171 Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình, HCM (ngay đầu đường Xuân Hồng – Địa chỉ khác trên đường Xuân Hồng đều không phải) – (028) 38451910 -38111910
  • Trụ sở Hà Nội: 23 Phương Mai, phường Phương Mai, quận Đống Đa – (024) 35766306
  • Chi nhánh 1: 327 Hồng Bàng, phường 11, quận 5 – (028) 38560303
  • Chi nhánh 2: 179 Trần Quốc Thảo, phường 9, quận 3 – (028) 36031204
  • Chi nhánh Nha Trang: 83 Nguyễn Trãi, phường Phước Tiến, Nha Trang
  • Chi nhánh Củ Chi: Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi – Phòng 109 lầu 1 – QL22 Nguyễn Văn Hoài, xã Tân An Hội
  • Chi nhánh Đak Lak: 190 Lê Duẩn, Tp.Buôn Mê Thuột, Đak Lak
may tro thinh máy trợ thính
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.