GỌI TƯ VẤN NGAY:
093.270.4649 - 093.1010.188

Cách xử lý khi côn trùng chui vào tai

Tai là bộ phận rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Vì vậy, trong trường hợp bị côn trùng chui vào, bạn cần ngay lập tức xử trí đúng cách để tránh những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là trẻ em.

Côn trùng chui vào tai thường xảy ra khi bạn đang ngủ, ngủ trên giường hay nằm úp tai xuống mặt đất. Triệu chứng thường gặp là đột ngột đau dữ dội một bên tai, nhiều người có cảm giác như có con gì bò trong tai, trẻ nhỏ thường đang ngủ phải khóc thét lên…

Khi côn trùng bò trong ống tai, chúng ta chỉ có cảm giác nhột, khó chịu, ngứa ngáy. Nhưng khi côn trùng bò vào phần trong ống tai gần màng nhĩ thì chúng ta thấy rất đau. Mức độ đau khác nhau tùy người, có người có thể chết ngất, có người chỉ cảm giác khó chịu mà thôi và tùy thuộc mức độ tổn thương.

Những trường hợp nhẹ hoặc dị vật nhỏ như kiến, ruồi muỗi, thiêu thân, ve chó… triệu chứng có thể không ào ạt bằng những dị vật to hay có gai ngạnh hoặc nọc độc như ong…

Trong trường hợp này, bạn cần thật bình tĩnh để xử lý đúng cách tránh gây những hậu quả nghiêm trọng tới thính lực.

Kinh nghiệm, nếu đang ngủ bị đau đột ngột như vậy, ở nhà nên soi tai coi có gì trong tai không, nếu thấy có con kiến, hay con gì khác cũng đừng cố lấy ra, nó sẽ chui sâu vào trong tai gây chấn thương màng nhĩ. Nếu nhà xa, tốt nhất là lấy nước sôi để nguội nhỏ ngập tai cho côn trùng chết ngộp rồi đưa đến bác sĩ Tai Mũi Họng. Vì nhiều khi không phải do côn trùng mà đau do viêm tai giữa cấp. Để phòng ngừa côn trùng chui vào tai:

– Nên ngủ giường, không nên ngủ đất.

– Không nên ăn, uống trên giường.

– Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phải vệ sinh sạch sẽ sau khi bé bú sữa, thay quần áo, thay ra, áo gối nếu bị dính sữa.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát nhằm hạn chế các loài côn trùng ẩn náu trong nhà.

 

Khi thực hiện những thao tác trên chúng ta cần lưu ý:

+ Nếu côn trùng ở sâu bên trong, không nên cố lấy côn trùng ra, bởi vì càng cố lấy sẽ làm cho côn trùng chui sâu vào trong tai gây tổn thương màng nhĩ, hoặc sẽ làm chúng nát ra, dẫn đến nhiễm trùng tai.

+ Nếu đã áp dụng những cách sơ cứu trên mà vẫn không lấy được côn trùng ra thì đưa bệnh nhân đến bệnh viện khoa tai mũi họng để được xử lý kịp thời, tránh những tổn thương nặng nề cho tai.

Hy vọng rằng với những phương pháp xử lý như trên sẽ giúp cho mọi người có thêm mẹo nhỏ để sử dụng khi cần thiết.

 

Nếu bạn có nhu cầu hỗ trợ hoặc sử dụng máy trợ thính cho trẻ xin gọi theo đường dây nóng: 093 1010 188 – 093 270 4649 hoặc (028) 3845 1910 – (024)35 766 306

Xem thêm: Máy trợ thính – Máy trợ thính tốt nhất – Máy trợ thính không dây – Máy trợ thính Stella – Máy trợ thính siêu nhỏ

dòng máy trợ thính hãng máy trợ thính máy trợ thính máy trợ thính siêu nhỏ máy trợ thính tphcm máy trợ thính tốt nhất trung tâm trợ thính Stella
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.