GỌI TƯ VẤN NGAY:
093.270.4649 - 093.1010.188

Các Dấu Hiệu Nhận Biết Sớm Khiếm Thính Ở Trẻ Nhỏ

Trẻ khiếm thính là những trẻ bị mất hoặc suy giảm về khả năng nhận biết âm thanh xung quanh, gây ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ nói cũng như khả năng giao tiếp của bé.

Trẻ khiếm thính là những trẻ bị tổn hại cơ quan thính giác ở các mức độ khác nhau. Do cơ quan thính giác bị tổn thương nên trẻ không tri giác được thế giới âm thanh, không nghe được tiếng nói và không hình thành được ngôn ngữ. Nếu trẻ khiếm thính được phát hiện từ sớm và quan tâm hỗ trợ với các phương pháp đặc biệt sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển những khả năng vốn có của mình.

Nguyên Nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khiếm thính ở trẻ em, nhưng nguyên chính khiến trẻ em khiếm thính có thể bắt nguồn từ trước, trong và sau khi sinh:

  • Nguyên nhân xảy ra trước khi sinh:
  • Bẩm sinh: dị dạng tai, khiếm khuyết vành tai
  • Do bị nhiễm trùng trong quá trình mang thai ( cúm, sởi hay các bệnh do virus khác)
  • Tiền sử gia đình bị khiếm thính di chuyền khiến tai trong phát triển không bình thường
  • Trong khi sinh:
  • Sinh non dưới 6 tháng
  • Cân nặng thấp dưới 2kg
  • Chấn thương não do can thiệp sản khoa
  • Sau khi sinh:
  • Các bệnh của tai do viêm: viêm tai giữa cấp hoặc mãn tính
  • Do mắc các bệnh nhiễm trùng: viêm màng não mủ, sởi, quai bị, viêm não
  • Do nhiễm độc thần kinh thính giác do một số thuốc (gentamicin, streptomycin, quinin..)
  • Chấn thương vào đầu, tổn thương vùng đầu như chấn động hay nứt hộp sọ

Khi trẻ bị mắc các bệnh kể trên, nếu thấy các dấu hiệu nghe kém, chảy mủ tai hoặc đau trong tai cha mẹ cần đưa trẻ đến khám và chữa ở các đơn vị chuyên khoa tai mũi họng.

Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Khiếm Thính

Một số dấu hiệu ban đầu có thể phát hiện nhanh ở trẻ nhỏ bị khuyết tật khiếm thính. Phụ huynh có thể tham khảo nhanh để phát hiện và có hướng can thiệp và điều trị càng sớm càng tốt cho trẻ giúp trẻ tiếp tục phát triển bình thường và khỏe mạnh.

Một số trường hợp sau đây:

– Không có phản ứng giật mình (Chớp mắt, mút liên tục, cử động toàn thân).

– Không định hướng được (Quay đầu hoặc mắt hướng về phía có tiếng động).

– Không phân biệt được tiếng nói (Khóc ngay cả khi nghe được tiếng nói của người quen, không thể hiện mình thích người lớn nào).

– Thường xuyên bị viêm tai.

– Kéo tai.

– Chậm phát triển ngôn ngữ (không nói, không bắt trước tiếng động hay lời nói).

Ở từng độ tuổi của trẻ, bố mẹ cần lưu ý cụ thể như sau:

– Trẻ sơ sinh: Dựa trên phản xạ nghe – cử động của trẻ. Bình thường trẻ chớp mắt, cử động chân tay, khóc, hoặc giật mình khi có tiếng động. Trẻ bị khiếm thính sẽ không có các đáp ứng trên.

–  Trẻ vài tháng đến 1 tuổi: Biết chú ý, nhìn, quay đầu theo hướng phát âm của các dụng cụ như lục lạc, chuông. Khi nghe các âm quá to như tiếng sấm, còi ô tô… sẽ giật mình, thức giấc hoặc khóc. Trẻ khiếm thính sẽ không có các phản xạ này.

– Trẻ từ 1- 3 tuổi: Đã biết nói theo, nói được các từ thông thường như bà, mẹ, ăn…. Nếu khiếm thính trẻ biểu hiện chậm nói, nói ngọng, hay không nói được. Trẻ không phản ứng khi người lớn hỏi, gọi hoặc chỉ đáp ứng trước các âm thanh có cường độ lớn.

– Trẻ trên 3 tuổi: Các dấu hiệu như trên ngày càng rõ rệt như nói quá ngọng, chỉ nói được một số phụ âm hay nguyên âm nào đó.

–  Trẻ ở lứa tuổi học đường: Trẻ nghe kém, tiếp thu bài chậm, học kém so với các bạn cùng lớp, không tập trung, dễ cáu, không muốn tiếp xúc, trò chuyện, không muốn tham gia các hoạt động tập thể …

Các Biện Pháp và Chuẩn Đoán

  • Cách kiểm tra khả năng nghe của trẻ 6 tháng- 3 tuổi

Để nhận biết dấu hiệu khiếm thính ở trẻ sơ sinh ta có thể thực hiện các bước sau:

Bước 1: để trẻ em ngửa trên giường, sau đó đứng cách bé nửa mét, dùng vật có âm thanh như lục lạc lắc xem thử bé có cảm nhận được âm thanh hay hướng về phía âm thanh hay không.

Bước 2: làm liên tục như vậy 3 đến 4 lần, xem bé có phản ứng hay không

  • Kiểm tra khả năng nghe của trẻ trên 3 tuổi:

– Bước 1: Để trẻ ngồi quay lưng lại người thử, lần lượt bịt từng bên tai và hướng về bên đối diện nói từng từ đơn, cường độ nói bình thường để trẻ nhắc lại. Nếu trẻ nhắc lại 4 – 5 lần đều đúng có thể coi sức nghe bình thường.

– Bước 2: Làm lại với tai bên đối diện.

– Bước 3: Nếu phát hiện trẻ nói sai, hoặc không nhắc lại được các âm thanh lời nói, cần cho trẻ đến các đơn vị chuyên khoa uy tín để đo thính lực.

  • Đo thính lực:

Mục đích của đo thính lực là để đánh giá sức nghe của trẻ một cách chính xác, tìm hiểu nguyên nhân giảm thính lực của trẻ. Từ đó chọn lựa phương pháp khắc phục: cho trẻ đeo máy trợ thính hay phẫu thuật. Giúp chọn lựa loại máy trợ thính cho phù hợp với trẻ.

Trẻ bị khiếm thính nếu được phát hiện sớm và quan tâm kịp thời thì khả năng hồi phục cao, đặc biệt đối với trẻ dưới 2 tuổi. Chính vì vậy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu bị khiếm thính, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở, bệnh viện uy tín để kiểm tra thính lực, từ đó đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.