Những người bị suy giảm thính lực coi máy trợ thính như “bảo bối” giúp họ giao tiếp và trai nghiệm cuộc sống tốt hơn. Nhưng với những người suy giảm thính lực nghiêm trọng, việc mua và sử dụng máy trợ thính cho người điếc nặng hiệu quả NHẤT THIẾT không được tùy tiện !
KHI NÀO THÌ ĐƯỢC COI LÀ ĐIẾC NẶNG ?
Điếc hay còn gọi là tình trạng suy giảm thính lực có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, với nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, tình trạng đó lại khác nhau ở mỗi người và phân loại thành các mức độ nhẹ, trung bình, nặng khác nhau. Theo thống kê, có khoảng 30% những người sử dụng máy trợ thính để cải thiện khả năng nghe đang ở tình trạng điếc nặng và điếc sâu. Điếc nặng là mức độ suy giảm thính lực nhẹ hơn điếc sâu. Nó thể hiện ở kết quả thính lực như sau: Những người khó có thể nghe được những âm thanh có cường độ 60 dB trở lên được xếp vào danh sách điếc nặng. Chọn máy trợ thính cho người điếc nặng cần căn cứ vào kết quả thính lực này.
Có một thực tế phũ phàng là phần lớn các cuộc hội thoại thông thường lại đều có cường độ âm thanh khoảng 60 dB. Vì thế, việc đảm bảo giao tiếp hàng ngày hay lắng nghe những âm thanh gần gũi nhất của cuộc sống đôi khi cũng là điều không tưởng. Có những người không nghe được, có những người nghe được âm thanh nhưng lại chẳng thể hiểu những âm thanh đó là gì. Có nhiều nguyên nhân gây tình trạng điếc nặng. Mỗi đối tượng lại bị suy giảm thính lực nặng do các nguyên nhân khác nhau. Vì thế, chúng ta hãy tìm hiểu về cơ chế nghe và việc mất khả năng nghe của đôi tai để tìm hiểu nguyên nhân chung nhé !
NGUYÊN NHÂN GÂY ĐIẾC NẶNG
Những dây thần kinh siêu nhỏ có hình dạng và cấu trúc bề mặt giống những sợi lông được gọi là những tế bào lông. Chúng xuất hiện ở ốc tai và có hai dạng gồm tế bào lông tai trong và tế bào lông tai ngoài với sự phân công nhiệm vụ rõ ràng. Việc truyền đi những âm có cường độ khác nhau là nhiệm vụ của tế bào lông tai trong. Tế bào tai ngoài có chức năng truyền đi những âm thanh nhỏ hơn. Theo đó có thể hiểu, những người suy giảm thính lực nhẹ, bị mất tế bào lông tai ngoài gặp khó khăn khi nghe những âm thanh nhỏ. Người suy giảm thính lực mức nặng mất các tế bào lông tai trong, đôi khi là cả hai loại tế bào lông. Vì thế họ không nghe được hầu hết các âm thanh trong cuộc sống và cũng không phân biệt được các âm thanh ở cường độ khác nhau.
Vì thế cũng có những yêu cầu khác máy cho người điếc mức độ nhẹ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các tế bào lông tai trong và tai ngoài bị mất như do bẩm sinh; do tai nạn; do tai bị ảnh hưởng bởi trường âm thanh quá lớn hay do lão thính. Những người bị điếc nặng có thể khắc phục để cải thiện khả năng thính lực bằng các cách như phẫu thuật; cấy ốc tai; điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp suy giảm thính lực mức độ nặng được chỉ định dùng máy trợ thính cho người điếc nặng.
CHỌN MÁY TRỢ THÍNH CHO NGƯỜI ĐIẾC NẶNG
Một lưu ý TỐI QUAN TRỌNG là không nên tùy ý mua và sử dụng máy trợ thính nếu người bị suy giảm thính lực chưa đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Mỗi người sẽ có một mức độ và một loại suy giảm thính lực khác nhau (điếc truyền âm, điếc tiếp âm…). Bác sĩ chuyên khoa sẽ biết người bị suy giảm thính lực bị điếc ở mức độ nào? Có kèm theo bệnh lý về tai hay không? Từ đó, họ sẽ có sự chỉ định và hiệu chỉnh máy trợ thính cho phù hợp với tần số âm thanh của bệnh nhân.
Những suy giảm thính lực nghiêm trọng có thể dùng máy trợ thính cho người điếc nặng gắn sau tai và máy trợ thính đặt trong ống tai với các mức độ và hiệu suất khác nhau. Tùy theo nhu cầu và khả năng tài chính của mình, người bị suy giảm thính lực có thể lựa chọn những loại máy với hiệu suất và giá cả khác nhau. Tuy nhiên, máy có hiệu suất cao có khả năng cải thiện thính lực tốt hơn trong những môi trường nhiều tiếng ồn hay tạp âm. Và chúng cũng có giá cao hơn. Thêm nữa, người điếc nặng cũng cần những núm tai được thiết kế riêng để đảm bảo chất lượng âm thanh tốt nhất và ngăn được tình trạng dội âm, ù tai, đau tai,…
Cùng với máy trợ thính, người điếc nặng cũng được khuyến cáo nên sử dụng thêm một số phụ kiện phụ trợ khác như: hệ thống điều biến tần số; micro điều khiển từ xa; cuộn dây cảm ứng; điện thoại tích hợp thiết bị thu phát (tác dụng gia tăng khả năng nghe trong những điều kiện khó khăn)…Những thiết bị này kết hợp với máy trợ thính cho người điếc nặng sẽ giúp phân tách lời nói, tăng cường độ âm thanh lời nói và giảm cường độ tiếng ồn giúp khả năng nghe của người điếc nặng được cải thiện rõ rệt.
Không ít người thường có một suy nghĩ sai lầm rằng chỉ cần dùng máy trợ thính là có thể cải thiện ngay được khả năng thính lực. Nhiều người cho rằng các loại máy trợ thính như nhau và có thể sử dụng cho mọi đối tượng. Việc tùy tiện mua và sử dụng máy trợ thính có thể dẫn đến những nguy cơ ù tai, đau nhức tai, nhiễm trùng tai, phát sinh bệnh lý về và tình trạng suy giảm thính lực sẽ ngày càng thêm trầm trọng. Các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng luôn là người có những chỉ định chính xác nhất về việc dùng máy trợ thính cho người điếc nặng.
Chúc bạn hay người thân của mình sớm tìm lại được nhiều niềm vui trong cuộc sống khi thính lực được cải thiện nhé !
Hệ thống Trung tâm trợ thính STELLA:
- Trụ sở chính: 171 Xuân Hồng, phường 12, quận Tân Bình – (028) 3845 1910 / 3811 1910
- Trụ sở Hà Nội: 23 Phương Mai, phường Phương Mai, quận Đống Đa – (024) 35 766 306
- Chi nhánh 1 HCM: 327 Hồng Bàng, phường 11, quận 5 – (028) 3856 0303
- Chi nhánh 2 HCM: 179 Trần Quốc Thảo, phường 9, quận 3 – (028) 3603 1204
- Chi nhánh 3 HCM : 150 Phạm Hùng, phường 5, quận 8
- Chi nhánh Củ Chi: Bệnh viện Đa khoa khu vực Củ Chi – QL22 Ấp Bàu Tre 2, xã Tân An Hội, Củ Chi
- Chi nhánh Đồng Nai: Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai – 2 Đồng Khởi, T.Biên Hòa
- Chi nhánh Đak Lak: 190 Lê Duẩn, Tp.Buôn Mê Thuột, Đak Lak
- Chi nhánh Nha Trang: 83 Nguyễn Trãi, phường Phước Tiến, Nha Trang